Gõ văn bản nhanh là một trong những điều kiện cần thiết trong công việc của bạn. Nếu cấp trên của bạn yêu cầu phải đánh máy một văn bản có độ dài đến vài trăm trang mà bạn chỉ gõ "mổ cò" thì công việc không thể đẩy nhanh tiến độ được. Để công việc tiến triển tốt hơn, bạn phải gõ được bàn phím bằng 10 ngón tay. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước đễ đạt được cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
1. Cách ngồi để gõ bàn phím
Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng
Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính
Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình máy tính
Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím
2. Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím
3. Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay
Bạn để ý trên bất kỳ bàn phím của máy tính nào tại vị trí chữ cái F và J đều có hai điểm gờ (dấu nhỏ nhô lên trên bàn phím). Mục đích của điểm gờ này trên bàn phím là để cho chúng ta đặt tay đúng vị trí khi gõ
Với bàn tay trái:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
- Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).
Với bàn tay phải:
- Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
- Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<” cũng là phím dấu “,”.
- Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
- Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
- Ngón cái: Để cố định tại phím Space.
4. Thường xuyên luyện tập từ những bài tập đơn giản
Bạn thường xuyên luyện tập những bài tập đơn giản, khi luyện tập cố gắng hình dung các vị trí của bàn phím.
Ngoài ra các phần mềm hoặc các trò chơi cũng rất hữu ích trong việc luyện gõ bàn phím
5. Chọn kiểu gõ nào để tiếng việt bằng 10 ngón nhanh nhất VNI hay TELEX
Để gõ được tiếng việt nhanh nhất, bạn hãy chọn kiểu gõ TELEX, vì đây là kiểu gõ bạn không phải di chuyển tay lên hàng cao trên cùng của bàn phím để gõ dấu. Vì vậy, tốc độ gõ phím của bạn sẽ nhanh nhất.
Bạn chỉ cần quen hết các ký tự chữ cái, và bằng kiểu gõ telex, bạn sẽ bỏ dấu cho tiếng việt một cách nhanh nhất.