Té ra việc tạo ra một thiết bị đọc não bộ giúp người dùng gõ chữ không cần dùng tay lại khá là khó.
Trong một bài blog vào thứ 4, Facebook đã công bố rằng công ty này sẽ từ bỏ những kế hoạch phát triển một thiết bị giao tiếp não - máy tính được thiết kế để dịch tín hiệu tín hiệu não bộ thành ngôn ngữ.
Thay vào đó, Facebook sẽ tập trung phát triển giải pháp thiết bị đeo cổ tay có thể sử dụng để điều khiển trong môi trường thực tế ảo.
Nguyên mẫu thiết bị đeo đầu do Facebook phát triển
“Chúng tôi vẫn tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của công nghệ thiết bị đọc não, nhưng chúng tôi quyết định tập trung các nguồn lực tức thì vào một hướng đi khác dễ giới thiệu tới thị trường trong thời gian ngắn hơn.”
Công ty đã dành 4 năm nghiên cứu phát triển thiết bị đeo đầu này nhưng lại chưa đạt được nhiều để rút ngắn khoảng cách tới viễn cảnh về một thiết bị tiêu dùng hoàn thiện. Nhờ đó chúng ta cũng hiểu rằng việc giải mã những tín hiệu não phức tạp thành dữ liệu sử dụng được là điều cực kỳ khó ngay cả khi bạn có nguồn vốn của một trong những công ty lớn nhất thế giới.
Mark Chevillet, một nhà thần kinh học người đã từng tham gia dự án trên đã giải thích cho quyết định trên của Facebook: “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trực tiếp với những công nghệ này. Đó là lý do chúng tôi có thể tự tin khi nói rằng thiết bị tiêu dùng có khả năng đọc não vẫn còn rất xa vời. Có thể là lâu hơn khả năng dự đoán của chúng tôi.”
Module quang học có khả năng đo đạc lượng oxy trong não sử dụng ánh sáng
Facebook hi vọng biến thiết bị này trở thành một thiết bị mang tính cách mạng cho mọi người - không chỉ với những bệnh nhân bại liệt đang mong chờ những thiết bị tay máy và máy tính mà họ có thể điều khiển chỉ bằng suy nghĩ như đã thấy trong một số thử nghiệm gần đây.
Chevillet cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ mong muốn tạo ra một sản phẩm yêu cầu phẫu thuật cấy ghép”. Tuy nhiên có nhiều khó khăn để hiện thực hóa khả năng giao tiếp máy tính não bộ mà không cần phải sử dụng thiết bị cấy ghép trong não bộ.
Các nghiên cứu sơ bộ do Facebook tài trợ cho những kết quả khá hứa hẹn, cho phép một người bị co giật gõ chữ với tốc độ 15 từ/ phút. Tuy đây là một thành tựu công nghệ ấn tượng, nhưng công nghệ này vẫn còn xa mới đạt tới mục tiêu nguyện vọng của công ty này, đặc biệt về mặt thân thiện người tiêu dùng.
Chetvillet trả lời phỏng vấn: “Có thể thấy tiềm năng ứng dụng lớn trong công nghệ hỗ trợ y tế, nhưng đó lại không phải là cái đích chúng tôi hướng tới. Chúng tôi nhắm tới những ứng dụng cho thị trường phổ thông, và khoảng cách vẫn còn rất xa.”
Với sự tham gia của CTRL-Labs mà Facebook đã thâu tóm năm 2019, công ty này hiện đang chuyển hướng sang phát triển thiết bị đeo tay có thể đọc các tín hiệu từ cơ bắp cho phép nó hoạt động như một thiết bị điều khiển trong trải nghiệm thực tế ảo.
Hãy cũng chờ xem liệu dự án này có thành công hay cũng bị bỏ dở?
Theo Futurism