Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á

Chủ nhật, 04/04/2021  |  Tin công nghệ  |  Lượt xem: 1117

Các ngành công nghiệp từ ôtô cho tới thiết bị điện tử đang rơi vào tình cảnh điêu đứng trước tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu chíp trầm trọng...
 
Từ những đơn hàng bị chậm trễ, nguồn cung linh kiện cho thiết bị gia dụng thiếu hụt cho tới điện thoại thông minh bị đội giá, thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chíp bán dẫn chưa từng có.
 
Sự thiếu hụt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là việc các hãng ôtô và hàng điện tử tính toán sai về nhu cầu tiêu dùng hậu Covid-19. Nhu cầu tăng mạnh khiến các hãng này phải gấp rút chuẩn bị đơn hàng. Tuy nhiên, lúc này, các nhà sản xuất chíp đang phải gồng mình phục vụ những thương hiệu công nghệ lớn như Apple, khi mà điện thoại di động 5G và Internet bùng nổ sau đại dịch.
 
Cùng với đó là lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào các hãng công nghệ Trung Quốc càng khiến cuộc khủng hoảng thiếu chíp càng trầm trọng.
 
 
"CƠN ĐIÊN" GOM HÀNG VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THIẾU CHÍP CHƯA TỪNG CÓ
 
Tình trạng thiếu chíp ban đầu xảy ra chủ yếu trong ngành công nghiệp ôtô, sau đó lan rộng ra các ngành nghề khác như truyền thông, điện tử. Với việc mọi công ty sử dụng chíp trong sản phẩm đều hoảng sợ và "điên cuồng" gom hàng tích trữ, tình trạng thiếu hụt càng nghiêm trọng, thổi giá chíp tăng vọt.
 
Theo Reuters, tâm lý hoảng loạn mua vào do lo sợ thiếu chíp cũng góp phần đẩy nhu cầu đối với linh kiện quan trọng này tăng vọt. Các công ty sợ rằng giá chíp tăng sẽ khiến họ gặp khó trong việc cân đối chi phí sản phẩm trong thương lai. Đây là nguyên nhân khiến các công ty này đua nhau đặt nhiều đơn hàng từ bây giờ. Điều này đã tới nhu cầu tăng quá mạnh trong khi nguồn cung lại có xu hướng giảm do nhiều yếu tố.
 
Nhiều chuyên gia nhận định nhu cầu quá "nóng" có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành chíp bán dẫn trong tương lai, đặc biệt là khi các nhà sản xuất chíp không kịp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
 
Các hãng ôtô thất thu khoảng 60 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chíp để sản xuất - Ảnh: AutoNews
 
Ngành công nghiệp ôtô giờ đây ngày càng phụ thuộc vào chíp trong mọi thứ từ quản lý động cơ bằng máy tính để tiết kiệm xăng cho đến các tính năng hỗ trợ lái xe. Cuộc khủng hoảng chíp cũng buộc nhiều công ty phải cắt giảm sản xuất. General Motors, Ford, Volkswagen, Subaru, Toyota và Nissan đều đã phải giảm quy mô sản xuất để ứng phó với tình hình.
 
Theo hãng dữ liệu IHS Markit, tình trạng thiếu chíp bán dẫn ôtô có thể ảnh hưởng tới khoảng 1,3 triệu xe hạng nhẹ trên toàn cầu. Ước tính, các hãng ôtô thất thu khoảng 60 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chíp để sản xuất.
 
IHS cho biết vụ hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất chíp của Renesas Electronics Corp - công ty chiếm 30% thị phần bộ vi điều khiển ôtô - càng làm tình hình thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thời tiết giá rét khắc nghiệt tại bang Texas cũng khiến Samsung Electronics Co Ltd, NXP Semiconductors và Infineon phải tạm thời đóng cửa các nhà máy sản xuất chíp.
 
Trong khi đó, ngành điện tử cũng điêu đứng vì tình trạng thiếu chíp. Nhiều hãng sản xuất hàng điện tử gia dụng như điều hòa, tủ lạnh buộc phải cắt giảm sản xuất vì không có đủ nguồn cung chíp để đáp ứng đơn hàng.
 
QUÁ PHỤ THUỘC VÀO CHÂU Á
 
Theo các nhà phân tích, gốc rễ của cuộc khủng hoảng này là ngành công nghiệp chíp toàn cầu phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động sản xuất tại châu Á. Hiện tại, phần lớn hoạt động sản xuất chíp diễn ra tại châu lục này, nơi các công ty lớn như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC) (Đài Loan) và Samsung thầu sản xuất cho hàng trăm công ty chíp.
 
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu TrendForce tại Đài Bắc, các nhà sản xuất theo hợp đồng của Đài Loan chiếm hơn 60% tổng doanh thu thị trường thiết bị bán dẫn toàn cầu năm 2019. Phần lớn số này thuộc về TSMC - nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới với khách hàng là các hãng công nghệ hàng đầu như Apple, Qualcomm và Nvidia. Dữ liệu của TrendForce cho thấy TSMC chiếm tới 54% tổng doanh thu bán dẫn toàn cầu trong năm ngoái.
 
TSMC là nhà sản xuất chíp bán dẫn lớn nhất thế giới - Ảnh: China Daily
 
Không chỉ phụ thuộc về số lượng, thế giới cũng phụ thuộc vào các công ty châu Á về những con chíp công nghệ cao nhất. Hiện tại, TSMC và đối thủ Hàn Quốc Samsung là hai công ty duy nhất có khả năng sản xuất con chíp 5 nanomet - loại tiên tiến nhất thế giới thời điểm này. TSMC đang chuẩn bị cho các chip 3 nanomet thế hệ mới và dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2022.
 
Trong khi đó, việc tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu bất ngờ "bùng nổ" không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Các nhà máy chíp thường phải tốn hàng chục tỷ USD để xây dựng. Để tăng sản lượng cần tới nhiều năm để lên kế hoạch và chuẩn bị đủ điều kiện cho hệ thống máy móc phức tạp.
 
Trước cuộc khủng hoảng chưa từng có, các chính phù cùng với các doanh nghiệp đua nhau tung ra kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đề xuất chi 37 tỷ USD để tăng cường hoạt động sản xuất chíp tại nước này. Hiện tại, 4 nhà máy đang dự kiến được xây dựng tại Mỹ, gồm 2 nhà máy tại bang Arizona (của TSMC và Intel) và một nhà máy khác tại Texas.
 
Trung Quốc cũng tung ra nhiều chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chíp và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ phương tây.
 
Ở phía các "đại gia" ngành chíp, TSMC mới đây công bố kế hoạch chi 100 tỷ USD trong 3 năm tới để mở rộng các cơ sở sản xuất chíp. Kế hoạch này được bổ sung vào kế hoạch trị giá 28 tỷ USD đầu tư tăng năng lực sản xuất của TSMC. Con số khổng lồ này cho thấy quyết tâm của nhà sản xuất chíp lớn nhất thế giới trong việc giải quyết nhu cầu bùng nổ với các công nghệ mới trong tương lai.
 
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THỜI GIAN/MỤC TIÊU
 
TSMC 100 tỷ USD Trong 3 năm tới để tăng năng lực sản xuất
 
Intel 20 tỷ USD Để xây hai nhà máy tại bang Arizona (Mỹ)
 
Samsung 116 tỷ USD Trong 10 năm tới để mở rộng hoạt động sản xuất chíp
 
Trong khi đó, Intel đầu tháng này tuyên bố sẽ cạnh tranh trực tiếp với TSMC trong mảng thầu sản xuất chíp cho các công ty khác với việc đầu tư 20 tỷ USD xây 2 nhà máy tại bang Arizona. Không bỏ lỡ cơ hội, Samsung Electronics của Hàn Quốc cũng đang triển khai kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD trong một thập kỷ tới để mở rộng hoạt động kinh doanh chíp của mình.
  Theo: vneconomy.vn
  Từ khóa: Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á


CÁC TIN ĐƯỢC QUAN TÂM GẦN ĐÂY


CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU


BÀI VIẾT HAY GẦN ĐÂY

Lỗi không tìm thấy máy tính khác trong mạng LAN của Window7/8/10
Thứ ba, 10/10/2017  |  Thủ thuật  |  Lượt xem: 143565

Lỗi không tìm thấy máy khác hoặc không thể chia sẽ tài nguyên trong mạng LAN ở Window 7/8/10. Đây là lỗi khá phổ biến hiện nay, khi các máy tính trong công ty hoặc ở nhà cùng kết nối mạng LAN nhưng lại không tìm thấy nhau, khiến việc chia sẻ tài nguyên không thể thực hiện được, ảnh hưởng đến công việc.

Hiển thị Sheet tab trong Excel 2007 bị ẩn
Thứ bảy, 05/11/2016  |  MS Excel  |  Lượt xem: 110007

Khi làm việc với Excel có lúc bạn gặp trường hợp là không thấy thanh sheet tab của excel đâu cả và bạn không thể mở các sheet khác của excel ngoại trừ sheet đầu tiên.

Cách unhide dòng, cột đầu tiên trong Excel
Thứ tư, 22/03/2017  |  MS Excel  |  Lượt xem: 91395

Trong quá trình thao tác đối với bảng tính Excel, cột và hàng đầu tiên trong bảng tính đã bị Hide ( dấu đi) nhưng đối với cách Unhide thông thường thì ta không thể Unhide đối với những hàng và cột đầu tiên. Hôm nay Tayninhit sẽ giới thiệu đến các bạn cách Unhide một cách dễ dàng đối với cột và dòng đầu tiên trong Excel.

Cách Reset ID TeamViewer 14 không hết hạn dùng
Thứ năm, 04/04/2019  |  Thủ thuật  |  Lượt xem: 68942

Teamviewer 14 hiện đang là phần mềm số một về chức năng kết nối và điều khiển máy tính từ xa, khả năng kết nối với bất cứ hệ thống nào từ khắp mọi địa điểm trên thế giới. Tuy nhiên khi sử dụng một thời gian thì sẽ bị giới hạn dùng 5 phút hoặc không sử dụng được nữa. TeamViewer 14 Reset ID là công cụ giúp bạn giải quyết tình trạng này.

Cách clone máy ảo trên VMware
Chủ nhật, 04/06/2017  |  Phần mềm  |  Lượt xem: 46483

Clone máy ảo chúng ta có thể hiểu như nhân bản một máy ảo được tạo ra trong VMware thành nhiều bản nữa giống hệt máy ảo ban đầu với mục đích tiết kiệm thời gian cho việc lặp đi lặp lại cài đặt các máy ảo có cấu hình giống nhau.

Cách sao chép copy toàn bộ trang tính trong Google Sheets
Thứ hai, 20/09/2021  |  MS Excel  |  Lượt xem: 34048

Để sao chép một trang tính trong Google sheets, bạn có thể đưa nó vào một bảng tính mới hoặc bảng tính hiện có, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn cách sao chép một trang tính trong Google Sheet nhé!

Copy máy ảo VMware sang máy tính khác
Chủ nhật, 04/06/2017  |  Phần mềm  |  Lượt xem: 33210

Copy máy ảo VMware từ máy tính này sang máy tính khác giúp không cần tạo lại máy ảo với cùng cấu hình, Hệ điều hành và phần mêm đang sử dụng trên máy ảo đó, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả cao.

Cách tạo, xóa ghi chú trong Word
Chủ nhật, 26/03/2017  |  MS Word  |  Lượt xem: 28273

Trong quá trình làm việc, soạn thảo văn bản đối với MS Word ta có những ghi chú nhưng không biết thể hiện như thế nào? Hôm nay Tayninhit sẽ gới thiệu đến các bạn cách tạo, xóa ghi chú trong MS Word.

45 trang học online dạy bạn mọi thứ trên đời
Thứ sáu, 28/09/2018  |  Internet và Email  |  Lượt xem: 26548

Những website và ứng dụng dưới đây có thể cung cấp cho bạn lượng kiến thức khổng lồ về mọi lĩnh vực từ khoa học, kinh tế, nghệ thuật, xã hội cho đến những xu hướng công nghệ mới nhất.

BÀI VIẾT MỚI
BÀI XEM NHIỀU
BÀI CỦ MÀ HAY
PHẦN MỀM QUẢN LÝ
Thông tin

Bản quyền © 2015-2024 Tayninhit.info. Giữ toàn quyền. Khi sao chép, sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc Tayninhit.info thì ghi rõ nguồn phát hành là Tayninhit.info.

Thiết kế và Phát triển bởi Công Ty TNHH Tin Học Tín Nghệ

Quản trị nội dung Đào Minh Triệu - Liên hệ đặt quảng cáo Ms. Hiền 0979.825.837

Điện thoại: 0979 708 108 - Email: tinhoctinnghe@gmail.com

Địa chỉ: 115 đường 78A4 Nguyễn Chí Thanh, Kp. Long Kim, P. Long Thành Trung, Tx. Hòa Thành, Tây Ninh

Facebook Tây Ninh IT   Google plus Tây Ninh IT   twitter Tây Ninh IT   Giải pháp phần mềm quản lý Xăng dầu, Phòng khám, khai thác đất đá   RSS Tây Ninh IT