AI là một mối đe doạ đến nhân loại. Nó là một cơn ác mộng sắp xảy ra, một bóng ma đang dần hiện ra đe doạ tiêu diệt loài người với bom hạt nhân và nhiệt hạch. Nó là Terminator. Nó là Borg.
Nhưng có đúng là vậy không? Tại hội nghị TNW 2018, nhà triết học Alix Rubsaam đã nói về mối đe doạ diệt vong mà AI mang đến cho nhân loại. Hoá ra, nỗi sợ hãi AI không đơn thuần xuất phát từ lý trí, nó còn phụ thuộc và tiếp nối một chuỗi dài những lo ngại về mặt công nghệ trong suốt chiều dài lịch sử.
Xã hội Do Thái sơ khai là một ví dụ, họ sợ golem - những hình nhân đất sét với sức mạnh tiềm tàng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một xã hội phụ thuộc nông nghiệp, sống dựa vào ruộng đất lại hình dung ra một con quái vật bằng đất.
Tiếp theo, tiến tới khoảng vài ngàn năm, chúng ta có mặt ở thời đại công nghiệp Anh. Mary Shelly đã viết tiểu thuyết nổi tiếng Frankenstein - một con quái vật mà sự sống của nó được mang lại nhờ sức mạnh của điện năng.
Và hiện nay, chúng ta đang ở giữa một cuộc Cách mạng văn hoá. Chúng ta lo lắng rằng nếu trí tuệ máy tính vượt qua con người, chúng ta sẽ rơi khỏi vị trí cao nhất của chuỗi thức ăn, mất đi danh hiệu kẻ săn mồi cao cấp, và bị thay thế bởi những byte dữ liệu và ánh đèn lập loè.
Không thể phủ nhận rằng AI (và chính xác hơn là tự động hoá) đang thay đổi đáng kể môi trường làm việc. Nhiều công việc từng được xem là an toàn, ổn định, và trọn đời nay đã bị máy móc thay thế trên con đường nó "càn quét" vào nơi làm việc.
Nhưng chúng ta không được định nghĩa bởi những gì mình làm. Chúng ta không được định nghĩa bởi công việc. Nhân loại hơn vậy rất nhiều; đó là thơ ca và tình yêu. Đó là tình bạn và tình yêu. Đó là thể thao, nghệ thuật và sáng tạo.
Chúng ta đúng khi lo sợ AI. Nó sẽ thay đổi xã hội của chúng ta một cách sâu sắc. Tất nhiên, trí tuệ máy tính không phải là Golem hay Frankenstein. Nhưng lịch sử loài người và lý thuyết nhân loại học đã cho thấy, việc chúng ta cảm thấy bị đe doạ bởi AI là một điều hết sức tự nhiên.
Nguồn: genk.vn